Khi bạn đã setup hồ thủy sinh được 1 thời gian, hồ thủy sinh sẽ bắt đầu có biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở cây thủy sinh, cây bắt đầu có những biểu hiện như vàng, rửa lá già, lủng lổ hoặc nổi gân xanh,….đó là lúc bạn cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho hồ của mình. Vậy làm sao nhận biết cây thiếu chất gì, cần bổ sung dưỡng chất gì và liều lượng bao nhiêu, hãy tham khảo bài viết của Thủy Sinh Dương Lâm nhé.
Cây thủy sinh thiếu Nitơ (N)
Nitơ là dưỡng chất mà cây có thể hấp thụ dinh dưỡng ngược từ lá cũ để vận chuyển lên nuôi lá mới nên thường sẽ biểu hiện ở những lá già. Biểu hiện rõ ràng nhất của cây thủy sinh khi thiếu nitơ là lá già chuyển màu nhợt nhạt từ xanh sang vàng và từ từ thối rửa. Tuy nhiên không phải lá vàng là thiếu nitơ, thiếu 1 vài nguyên tố vi lượng cũng dẫn đến vàng lá. Ở những hồ thủy sinh nuôi nhiều cá, 1 lượng nito được giải phóng từ phân cá, thức ăn dư thừa khi vi khuẩn chuyển hóa, cần cân nhắc điều này để gia giảm liều lượng phân nước châm vào hồ thủy sinh.
Rụng, rửa lá già là biểu hiện thường thấy nhất của thiếu đa lượng (NPK)
Cây thủy sinh thiếu Phốt-pho (P)
Giống nitơ, phốt-pho là dưỡng chất có khả năng hấp thụ ngược để nuôi lá non nên sẽ biểu hiện sự thiếu hụt ở những lá già, cây sẽ chậm phát triển về chiều cao, lá già trở nên sậm màu, không tươi tắn. Xuất hiện tảo đốm xanh là biểu hiện thường thấy của thiếu P, tảo đốm xanh sẽ mọc trên những lá già và bề mặt kính. P có 1 lượng ít từ chất thải và thức ăn của cá, tuy nhiên cần châm phân nước đa lượng bổ sung định kỳ để đảm bảo hồ không thiếu hụt.
Cây thủy sinh thiếu Kali (K)
Kali là thành phần chủ chốt trong hệ thống sinh lý của cây như tạo rể, kháng bệnh, quang hợp,… Biểu hiện của cây khi thiếu kali là cây sẽ hạn chế quang hợp ngay, màu sắc của lá suy giảm rõ rệt, lá già bị lủng lổ nhỏ như kim châm. Kali không được sản sinh trong phân hoặc thức ăn của cá, bạn cần phải bổ sung phân nước chứa Kali để ngăn sự thiếu hụt.
Thiếu đa lượng ở cây thủy cúc, lá giá rửa, rụng hết
Thiếu Canxa (Ca), Magie (Mg)
Hầu hết trong các nguồn nước máy đều có 1 lượng vừa đủ Ca, Mg cho cây thủy sinh, bạn cần kiểm tra nước đầu vào để đảm bảo có đầy đủ Ca, Mg. Canxi là dưỡng chất rất quan trọng với cây thủy sinh, Ca xây dựng cấu trúc tế bào và duy trì sự thẩm thấu của tế bào.
Mình đã gặp 1 trường hợp về việc thiếu Ca khá nghiệm trọng và biểu hiện rất rõ ở hồ khách hàng. Ở thời gian đầu (khoảng 3 tháng ) cây phát triển khá ổn và không có vấn đề gì , sau đó thì cây khựng lại và không phát triển nữa , nhìn cây nhỏ dần, tuy không chết nhưng cứ teo tóp dần, lá già bắt đầu rửa, mình cứ nghĩ là thiếu đa lượng nên châm thêm vào từ từ cho đến khi rất nhiều vẫn không cải thiện ( châm kèm vi lượng ), cây vẫn rữa lá giá và không phát triển. Vấn đề này kéo dài khoảng 2-3 tháng thì mình mới kiểm tra nguồn nước ( chủ quan nên đã không test ngay từ đầu ) thì phát hiện là tds nước nguồn khoảng 30, và Ca chỉ khoảng 2-3 ppm , Mg ~ 4ppm, Hàm lượng Mg như vậy là đủ nhưng Ca thì thiếu trầm trọng. Mình tiến hành thay nước và châm Cacl2 vào tuần sau và sau đó cây phát triển trở lại ngay lập tức, không còn rửa lá già và ngọn non bắt đầu nhảy lá mới. Khi đã biết nguyên nhân thì mọi chuyện trở nên dễ dàng và hồ ổn định tới giờ đã gần 2 năm. Nhìn lại toàn bộ vấn đề thì từ đầu mình sử dụng nền control soil, cốt Vũ aqua, bộ nền và cốt (chủ yếu là cốt nhả Ca) thời gian đầu nhả Ca cho cây sử dụng nên không có biểu hiện thiếu Ca, nhưng 1 thời gian thì cây sử dụng hết thì bắt đầu có biểu hiện thiếu, mình ít thay nước ( 2-3 tuần thay 1 lần ), điều này cũng phần nào làm vấn để trở nên nghiêm trọng vì nếu thay thường xuyên thì đã có thể bổ sung 1 lượng ít ỏi Ca có trong nước. Bài học rút ra là nên kiểm tra nước đầu vào có đủ Ca, Mg trước khi setup hồ mới không nhé.
Thiếu Mg có biểu hiện rất rõ ràng là lá trở nên nhợt nhạt trong khi gân lá lại có màu xanh đậm, nếu châm bổ sung Mg thì nên châm cùng với Ca theo tỉ lệ Ca:Mg=3:1 hoặc 4:1 , 5:1 đều được, rất nhiều hồ của mình tỉ lệ Ca cao hơn nhiều so với Mg nhưng mọi thứ đều ổn.
Dấu hiệu thiếu vi lượng (Fe, Mn, B, Zn, Cu, Mo, Ni ) ở cây thủy sinh
Vi lượng là dưỡng chất cây cần ở một hàm lượng rất ít nhưng không thể thiếu, nó đóng vai trò quan trọng trong sinh lý của cây cũng như đa lượng vậy. Ở mức độ bài viết này mình chỉ đề cập đến biểu hiện của thiếu sắt và thiếu vi lượng nói chung vì rất khó để nhận biết là thiếu cụ thể chất vi lượng nào để bổ sung cho phù hợp. Trong vi lượng thì sắt là nguyên tố hàm lượng nhiều nhất và thường thiếu hụt, biểu hiện của thiếu sắt là lá non mất màu và nhợt nhạt, chậm phát triển. Biểu hiện chung của thiếu vi lượng là cây bị rửa lá già, lũng lổ, vì vi lượng ảnh hưởng rất nhiều trong việc chuyển hóa, tổng hợp đạm, quang hợp ,…Thiếu vi lượng cây không thể quang hợp cũng như hấp thụ đa lượng, nhìn biểu hiện giống như thiếu đa lượng ( mặc dù châm đầy đủ đa lượng ) nhưng không phải, chỉ khi châm đủ vi lượng với tỉ lệ các chất hợp lý thì cây mới quang hợp và phát triển căng khỏe trở lại.Thiếu vi lượng ở cây cỏ nhật
Châm phân nước thủy sinh cần quan tâm điều gì ?
Bạn cần biết hồ bạn đang có gì và thiếu gì để châm thêm phân nước cho phù hợp, để châm phân nước hợp lý bạn cần tìm hiểu về thành phần của phân nước bạn châm. Ở góc độ người mới bạn chỉ cần quan tâm đến Đa lượng và Vi lượng tổng hợp, khi đã am hiểu về dinh dưỡng tổng hợp, có thể nhìn được biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở cây thủy sinh thì bạn mới nên tìm hiểu và châm những chất đa, vi lượng riêng biệt, trung lượng thì nếu nước máy bạn có đủ thì không cần thiết, chỉ lâu lâu bổ sung.
Thành phần phân nước đa vi lượng của Thủy Sinh Dương Lâm
Phân nước đa lượng thì bạn cần quan tâm thông số “ châm 1 ml phân nước vào xx lít nước sẽ tăng bao nhiêu ppm NO3 , PO4 , K ”, điều này quan trọng để bạn có thể kiểm soát nồng độ dinh dưỡng trong hồ mình, như phân nước đa lượng của Thủy Sinh Dương Lâm thì “ 1ml châm vào 20lít nước hồ sẽ cung cấp 2ppm NO3, 0.3 ppm PO4 , 1.7 ppm K ”. Về phân Vi lượng thì tỉ lệ giữa các chất là quan trọng nhất, đó là tỉ lệ giữa sắt và mangan và kẽm,…phân nước vi lượng tốt là khi có tỉ lệ các chất hợp lý thì bạn sẽ cảm nhận rõ được cây phát triển và quang hợp mạnh như thế nào, tỉ lệ không chuẩn, thừa hoặc thiếu một hay vài nguyên tố vi lượng sẽ ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, tổng hợp chất của cây ngay.
Nên châm Đa lượng và Vi lượng cùng 1 ngày ( mình sẽ có 1 bài viết nói về vấn đề này ) để cây có đầy đủ dưỡng chất ngay để thực hiện các chức năng sinh lý. Việc châm cách ngày mất thời gian và không hiệu quả.
Phân nước Đa, Vi Lượng của Thủy sinh Dương Lâm
Đối với người mới thì lời khuyên của mình là không cần thiết phải biết chính xác hồ mình đang thừa thiếu chất gì, việc tìm hiểu rất mất thời gian và tốn kém vì phải mua các bộ test, bạn chỉ cần thay nước (khoảng 30-50% tùy trường hợp) và châm lại phân nước đa, vi lượng là được, đều đặn thay nước và châm dưỡng hằng tuần trong 1 tháng sẽ gần như làm mới lại toàn bộ dinh dưỡng trong hồ theo 1 lượng đúng chuẩn thì cây sẽ căng khỏe lại thôi, việc không xác định chính xác thừa thiếu chất gì rồi châm thêm thì như đổ dầu vào lửa, khiến tình hình càng tệ hơn.
Hồ thủy sinh căng tràn sức sống khi được cung cấp đủ đa vi lượng của Thủy Sinh Dương Lâm
Link shopee : PHÂN NƯỚC THỦY SINH DƯƠNG LÂM
Chúc các bạn sớm có hồ đẹp như ý !
Hãy liên hệ Thủy sinh Dương Lâm để được tư vấn nhé !
CÔNG TY TNHH THỦY SINH DƯƠNG LÂM
Địa chỉ showroom : 22/37/6 Đường Số 1, Khu Phố 5, P.Hiệp Bình Phước, Tp Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Hotline : 0935.20.88.20 - 0981.999.241
Fanpage : Thủy Sinh Dương Lâm