Nuôi tép kiểng trong hồ thủy sinh đang là một xu hướng thú vị và hấp dẫn đối với người chơi thủy sinh, tạo ra một hệ sinh thái sinh động trong hồ. Để thành công trong việc nuôi tép cảnh hãy tham khảo những kinh nghiệm của Thủy Sinh Dương Lâm nhé.
Fire red, dòng cao của tép red cherry
“Tép màu” và “Tép lạnh”
“Tép màu” và “Tép lạnh”, mình hay gọi như vậy để phân biệt 2 dòng tép kiểng phổ biến nhất hiện nay. “Tép màu” có nhiều màu sắc như đỏ, vàng, xanh tương ứng với tên gọi như red cherry, yellow, blue dream,… Việt Nam mình hay gọi theo màu sắc là tép đỏ, tép vàng, tép vàng đài, tép xanh cho dễ gọi và phân biệt. Tép màu dễ nuôi và dễ sinh sản hơn tép lạnh, chúng thích nghi ở quãng nhiệt độ, cũng như pH, gH rộng.“Tép lạnh” là những dòng tép yêu cầu điều kiện nuôi khá gắt gao, khó để nuôi kết hợp chúng với những loài cá khác, chỉ nên nuôi 1 mình chúng trong hồ chuẩn nuôi tép để đảm bảo sự phát triển tốt nhất. Chúng sống ở quãng nhiệt độ, pH, gH hẹp. Bài viết này mình chỉ đề cập đến việc nuôi tép màu, nuôi tép lạnh mình sẽ có 1 bài viết khác.
>>>>>>>>>>>>> xem thêm : thiết kế hồ thủy sinh <<<<<<<<<<<<<
Thả tép kiểng khi hồ thủy sinh đã ổn định
Để nuôi tép kiểng trong hồ thủy sinh, thì trước hết bạn phải có 1 hồ thủy sinh đã ổn định, ổn định nghĩa là hồ đã được 2-3 tuần, cây cối đã dần phát triển, nước đã trong, thì bạn mới tiến hành thả tép vào. Nếu bạn là người mới chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy thả trước “tép loạn màu”, là những loài tép bị lai tạp màu sắc, chúng không được đẹp nhưng sức sống khá mãnh liệt, theo dõi thấy chúng sống khỏe mạnh rồi hãy thả những dòng tép thuần như tép đỏ, vàng, xanh vào.
Tép kiểng nổi bật trong hồ thủy sinh
Tép kiểng có ích gì cho hồ thủy sinh
Ngoài việc màu sắc đa dạng giúp hồ thủy sinh của bạn trở nên sinh động và bắt mắt, tép còn có 1 vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của hồ. Mình đã có 1 bài viết về những sinh vật cần phải có trong hồ thủy sinh, trong đó có tép màu, chúng nhặt nhạnh những mãnh vụn thức ăn, ăn những lá già bị hư, thối giúp hồ trở nên sạch sẽ, ngoài ra chúng còn ăn tảo nâu rất tốt, một loài rêu hại khá khó chịu đối với anh em chơi thủy sinh.
Cho tép kiểng ăn gì ?
Nhiều bạn sẽ thắc mắc là cho những chú tép kiểng của mình ăn gì, rau, củ, quả, lá dâu tằm hay cám cho cá,…Tất cả đều ăn được, tép là loài ăn tạp và gần như sẽ ăn bất cứ thứ gì mà chúng tìm được, kể cá xác đồng loại của chúng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Thủy Sinh Dương Lâm, thì đối với hồ thủy sinh có nuôi cá và định kì cho cá ăn thì không cần phải cho thêm thức ăn của tép vào, những vụn thức ăn của cá, những lá cây bị già úa, hư, vi sinh vật dưới nền là quá đủ thức ăn cho những chú tép kiểng của bạn. Việc cho thêm thức ăn nếu ăn không hết dẫn đến dư thừa sẽ gây nguy hại hơn là không cho ăn gì.
Nuôi tép kiểng chung với cá gì ?
Điều này rất quan trọng với sức khỏe tinh thần và thể xác của những chú tép màu, nếu bạn thả tép chung với những loài cá dữ và hung hăn như cá Xecan, Hồng nhung, Bút chì lớn hoặc những loài to lớn như Hồng my, Thạch mỹ nhân,…có thể những chú tép sẽ trốn được ở những góc khuất nào đó mà cá không tới được và không bị ăn, nhưng về lâu dài chúng sẽ bị strees và chết dần. Nếu bạn chú trọng đến những chú tép của mình thỉ chỉ nên nuôi chúng với những loài cá hiền nhất và kích thước nhỏ như Neon, Mún, Cá trâm, Otto, vài loài cá chuột nhỏ,…
Màu sắc bắt mắt của những chú tép đỏ
Sức khỏe của tép kiểng trong hồ thủy sinh
Để biết chúng có thực sự khỏe mạnh không, có 1 cách đơn giản và hiệu quả đó là quan sát chúng, nếu bạn thấy những chú tép của bạn hoạt động liên tục, đảo càng nhanh, lục lọi hết chổ này đến chổ khác để kiếm ăn thì chứng tỏ chúng đang rất ổn. Ngược lại, chúng thụ động hoặc đứng im một chổ thời gian dài và hầu hết tép trong hồ đều có biểu hiện như vậy thì rõ ràng là hồ bạn đang có vấn đề, có thể là có độc tố trong nước hoặc chúng không thể lột vỏ được, bạn cần phải kiểm tra nước để biết nguyên nhân.
>>>>> xem thêm : bảo trì hồ thủy sinh định kì <<<<<<<<<<<
Kinh nghiệm nuôi tép kiểng của Thủy Sinh Dương Lâm
- Khi thả tép mới vào hồ, việc vài em tép “hi sinh” là chuyện bình thường, luôn có những cá thể yếu không thể thích nghi với môi trường mới và chết, hao hụt khoảng 10-20% là chấp nhận được và nó không nói lên điều gì về chất lượng nước trong hồ cả, cần theo dõi thêm và không tác động quá nhiều vào môi trường hiện tại, hãy giữ sự ổn định nhất có thể cho những chú tép trong thời gian đầu ( vẫn thay nước định kì hằng tuần nhưng với lượng ít ). Nếu việc tép chết lai rai không dừng lại thì bạn cần xem lại chất lượng nước trong hồ và có thể là nguồn tép từ cửa hàng bạn mua không được tốt.
- Mình để ý rằng tép kiểng được nuôi trong hồ thủy sinh sử dụng nền trộn của bên mình tép phát triển rất tốt, kích thước tăng rất nhanh, sinh sản rất nhiều, mình mua và thả khoảng 50 con tép đỏ và sau nhiều lần vớt thả hồ này, hồ kia, vớt thả cho khách, số lượng hiện tại trong các hồ vẫn còn khoảng 300 – 400 con. Nhưng khi chúng được vớt ra những hồ sử dụng nền công nghiệp thì chúng “khựng” lại hẳn, không lanh lợi, phát triển nhanh như trước, và sau vài lần kiểm tra nước mình phát hiện ra vấn đề ở đây là gH, ở những bộ nền trộn của mình luôn có 1 lượng dồi dào Ca, Mg và gH luôn ở khoảng cao từ 4-7 gH. Còn ở những hồ dùng nền công nghiệp mình chỉ châm đa, vi lượng cho cây thủy sinh thì gH trong hồ chỉ bằng với gH của nước máy là khoảng 2 gH và chúng thực sự có vấn đề, mình đã châm thêm Ca để đẩy gh lên 4-5 và chúng đã ổn hơn, linh hoạt hơn và bắt đầu lột vỏ được. Kinh nghiệm rút ra ở đây là cần duy trì độ gH cho tép màu trong khoảng 4-7 để chúng có thể sinh trưởng, lột vỏ và phát triển tốt nhất. Việc nâng gH lên không ảnh hưởng đến cây thủy sinh trong hồ.
- Mỗi loài tép sẽ có những “điểm ổn định” khác nhau, điểm ổn định là điểm mà bạn sẽ thấy tép của mình khỏe mạnh và linh hoạt nhất, tuy sự khác biệt không quá nhiều ở các loài tép màu nhưng chúng vẫn có sự khác biệt, điều bạn cần lưu ý là khi đã thấy được “điểm ổn định” của loài tép mình nuôi thì hãy lưu lại thông số và duy trì thông số này lâu nhất có thể.
- Nhiệt độ không là vấn đề với chúng, hầu hết hồ bên mình chỉ dùng quạt, có hồ không dùng và không thấy vấn đề gì với bọn chúng, lưu ý là đừng để nhiệt độ dao động quá lớn trong ngày là được.
Những chú tép kiểng xinh xắn trong hồ của Thủy Sinh Dương Lâm
Hãy liên hệ Thủy sinh Dương Lâm để được tư vấn nhé !
CÔNG TY TNHH THỦY SINH DƯƠNG LÂM
Địa chỉ showroom : 22/37/6 Đường Số 1, Khu Phố 5, P.Hiệp Bình Phước, Tp Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Hotline : 0935.20.88.20 - 0981.999.241
Fanpage : Thủy Sinh Dương Lâm