Dòng chảy trong hồ thủy sinh là 1 yếu tố quan trọng mà nhiều bạn không để ý nhưng nó lại ảnh hưởng khá nhiều đến vẻ đẹp của hồ sau một thời gian.
Loại bỏ “góc chết” trong hồ
Nguyên tắc là khi thiết kế, lắp đặt hồ thủy sinh hãy nghĩ đến việc bảo trì hồ sau này, hãy đảm bảo dòng nước có thể luân chuyển đều khắp hồ và bạn có thể chạm tay tới tất cả vị trí trong hồ để bảo trì, có những thiết kế rất đẹp nhưng lại rất khó bảo trì về sau, khiến trong hồ có những “góc chết” mà từ đó sẽ là “ngôi nhà” của tảo hại, hình dung như trong căn nhà của bạn nơi có những góc khuất ẩm thấp mà bạn không thể lau dọn, vệ sinh, nơi đó sẽ sản sinh rất nhiều vi khuẩn, vi-rút,… là nguyên nhân gây bệnh cho gia đình bạn, bạn cần phải lôi nó ra ánh sáng và lau dọn sạch sẽ, khô ráo nếu muốn gia đình mình khỏe mạnh. Trong hồ thủy sinh cũng vậy, những nơi dòng chảy của nước không thể tới những cây thủy sinh góc đó sẽ không nhận được dinh dưỡng, co2 (có thể là ánh sáng), 1 thời gian cây sẽ yếu đi và thải tạp chất hữu cơ ra trong nước, tuy nhiên tại vùng nước tù đó dòng nước không được lưu chuyển khiến lượng tạp chất hữu cơ tại vùng đó tăng lên cực kì nhanh và tảo hại sẽ bùng phát ngay lập tức ở vùng đó và nhanh chóng lan ra khắp hồ.
Những hồ bố cục phức tạp thường có nhiêu "góc chết"
Điều chỉnh dòng chảy đều khắp hồ
Điều này chỉ đơn giản là bạn đặt vị trí đầu in out của hệ thống lọc sao cho phù hợp để có thể đưa nước đi đều khắp hồ. Nếu bạn có một máy bơm với lưu lượng đủ mạnh bạn có thể đặt in out cùng 1 góc như hình dưới để dòng chảy di chuyển thành 1 vòng tròn và đi đều khắp hồ
Nếu máy bơm trong lọc yếu thì bạn nên đặt in out ở 2 đầu đối diện nhau, dòng nước từ đầu out sẽ đi theo 1 đường thẳng và tới đầu in, cách đặt này không hiệu quả lắm nhưng tạm ổn với những hồ có dòng nước yếu.
Dùng cá để khuấy động
Cần tạo dòng đi qua những “góc chết” nhưng nếu bạn không có cách nào để dòng nước luân chuyển qua khu vực này, có thể “nhờ” những chú cá của bạn, các dòng cá như mún, otto, bút chì,… có thể len lỏi và khuấy động vùng nước tù đó, tuy hiệu quả không cao, nhưng phần nào giảm bớt sự tù đọng ở những khu vực này, chúng rỉa rỉa và làm sạch bề mặt của những cây thủy sinh, giúp tăng khả năng lấy dưỡng chất trong nước.
Cá bút chì khuấy động rất tốt vùng tù đọng
Chăm sóc kỹ “góc chết”
Việc quan trọng nếu hồ bạn có những “góc chết” như thế này là khi bảo trì hồ hãy chăm sóc đặc biệt đến chúng. Như đầu bài mình đã đề cập, hãy đảm bảo bạn có thể chạm tay đến tất cả các khu vực trong hồ khi bảo trì, để dễ dàng xử lý những “góc chết” này. Khi thay nước bạn cần hút kỹ khu vực này, vì phân cá, rác thải hữu cơ sẽ đọng lại khu vực này rất nhiều, loại bỏ các lá già yếu, nếu có thể hãy trồng những cây khỏe nhất, “trâu bò” nhất ở khu vực này hoặc không trồng cây càng tốt, vì khi cây yếu đi sẽ thải tạp chất hữu cơ là nguyên nhân chính làm phát sinh hầu hết các loại tảo hại.
Bên trên là những chia sẽ về dòng chảy trong hồ thủy sinh, chúc bạn có hồ thủy sinh đẹp như ý mình nhé.
Hãy liên hệ Thủy sinh Dương Lâm để được tư vấn !
CÔNG TY TNHH THỦY SINH DƯƠNG LÂM
Địa chỉ showroom : 22/37/6 Đường Số 1, Khu Phố 5, P.Hiệp Bình Phước, Tp Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Hotline : 0935.20.88.20 - 0981.999.241
Fanpage : Thủy Sinh Dương Lâm