Hệ thống lọc trong hồ thủy sinh

logo

CHUYÊN THI CÔNG - LẮP ĐẶT - BẢO TRÌ HỒ THUỶ SINH Ở TP HỒ CHÍ MINH

 0935 20 88 20
Trang chủ»Tìm Hiểu Về Hồ Thủy Sinh»Hệ thống lọc trong hồ thủy sinh

Hệ thống lọc trong hồ thủy sinh

   Hệ thống lọc trong hồ thủy sinh được ví như là trái tim trong cơ thể vậy, nó giữ vai trò hết sức quan trọng đối với hệ sinh thái của hồ, cùng Thủy Sinh Dương Lâm tìm hiểu về nó nhé.

   Trong tất cả các hồ cá, bạn có thể sử dụng 2 loại lọc theo cách này hay cách khác đó là : lọc cơ học và lọc sinh học ( lọc vi sinh ). Chức năng chính của lọc trong hồ cá là loại bỏ hoặc trung hòa các chất có thể gây hại và loại bỏ cặn bẩn, bụi nhỏ li ti ( rác, phân, bụi,…) có thể nhìn thấy khỏi nước. Trong hồ cá thủy sinh, số lượng cá và cây thường lớn hơn nhiều so với thể tích nước, điều này dẫn đến việc chất thải được tạo ra nhiều và cần phải có 1 hệ thống lọc đủ tốt để xử lý vấn đề này.

   Lọc cơ học

- Là loại bỏ vật lý các chất cặn bã, bụi lơ lững trong nước,…Lọc cơ học chỉ đơn giản là thực hiện chức năng thẩm mỹ, đem lại cái nhìn đẹp nhất cho hồ cá của bạn. Lọc cơ học sử dụng bằng cách cho nước đi qua hàng loạt miếng bông lọc và bụi bẩn, cặn bã sẽ được giữ lại ở đây, một thời gian thì lọc cơ học cũng sẽ có 1 số chức năng của lọc sinh học. Việc loại bỏ các cặn bã, bụi li ti trong nước giúp nước trong trẻo hơn, không gây cản trở ánh sáng đến với cây trong quá trình quang hợp, loại bỏ các cặn vụn hữu cơ làm giảm khả năng bùng phát tảo hại trong hồ. Thay nước và hút bụi đáy nền là một trong những hình thức lọc cơ học rất hiệu quả.

 

hệ thống lọc cho hồ thủy sinhThay nước định kì là loại lọc cơ học tốt nhất

 

- Lọc R.O ( thẩm thấu ngược ) : hoạt động như 1 lọc cơ học, thay vì là bông lọc thì lọc R.O sử dụng 1 lớp màng cực kì mịn, nó có thể giữ lại gần như tất cả các chất, chỉ còn lại nước tinh khiết đi qua. Tuy nhiên lọc R.O lại không phù hợp với hồ thủy sinh vì nó giữ lại khá nhiều chất quan trọng có trong nước máy như là Ca, Mg và 1 vài nguyên tố vi lượng, ta lại phải tốn công bổ sung những chất này nếu muốn cây phát triển tốt.

   Lọc sinh học ( Lọc vi sinh )

- Là loại lọc quan trọng nhất, nó sử dụng quá trình tự nhiên là chu trình ni-tơ, qua đó chuyển đổi các chất độc hại thành các chất ít độc hơn. Hệ thống lọc vi sinh thường được đặt sau lọc cơ học, nước sẽ đi qua lọc cơ học trước sau đó mới tới lọc vi sinh, lọc cơ học sẽ giữ lại phần lớn cặn bẩn và khi đi tới lọc vi sinh chỉ còn lại nước chứa những tạp chất độc hại cần xử lý. Lọc vi sinh thường được sử dụng bởi 1 lớp dầy sứ lọc, đá lông vũ, nham thạch, matrix,….là những vật liệu lọc có rất nhiều lỗ li ti trên bề mặt là nơi trú ngụ, sinh sôi và phát triển của hàng tỷ vi sinh vật, vi sinh sẽ tự hình thành sau thời gian khoảng 1 đến 2 tuần, tuy nhiên bạn có thể thúc đẩy quá trình bằng việc bổ sung vi sinh từ các chế phẩm nhân tạo giúp việc khởi tạo vi sinh diễn ra nhanh hơn.

 

vật liệu lọc hồ cá thủy sinhVật liệu lọc cao cấp Matrix

 

- Phân cá tép, thức ăn dư thừa, thực vật phân hủy trong hồ sẽ sinh ra gốc NH3 tự do/NH4, trong 2 chất này gốc NH3 tự do cực độc với cá tép chỉ với liều lượng rất nhỏ trong khi NH4 thì an toàn với cá và là nguồn dinh dưỡng mà cây thủy sinh rất thích, nhiệm vụ chính của hệ thống lọc trong hồ thủy sinh là xử lý và chuyển hóa NH3 tự do thành những chất ít độc hại hơn. Vi khuẩn Nitrosomonas sẽ chuyển hóa NH3 tự do/ NH4 thành NO2 (chất này vẫn còn độc với cá, tép) và NO2 sẽ được vi khuẩn nitrobacter chuyển hóa thành NO3 (ít độc hại với cá, tép với hàm lượng <50ppm). Cây thủy sinh sẽ hấp thụ NO3 như là nguồn dinh dưỡng chính để sinh trưởng. Cây rất thích hấp thụ NH4 hơn là NO3, nhiều cây hấp thụ NH4 trước khi được chuyển hóa thành NO2, lý do chính là vì cây sử dụng NH4 để tổng hợp đạm và nếu cây hấp thụ NO3 thì sẽ phải tốn thêm năng lượng để chuyển hóa thành NH4 (Amonium). Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta hạn chế lọc sinh học để giữ NH4 cho cây hấp thu, NH4 và NH3 tự do tồn tại song song và chuyển hóa qua lại với nhau, ở nhiệt độ và pH cao NH4 sẽ chuyển hóa thành NH3 tự  do, và NH3 như đã đề cập ở trên là 1 chất cực độc với cá, tép. Nếu bạn đã từng nuôi tép ong (tép lạnh) thì sẽ hiểu điều kiện gắt gao để nuôi chúng là nhiệt độ 23-24 độ và ph luôn giữ ở ngưỡng 6, mục đích là giảm thiểu tối đa sản sinh NH3 tự do sẽ gây hại cho những chú tép có giá trị cao và khá “mong manh, dễ vỡ” này.

 

hệ thống lọc hồ thủy sinh   Chu Trình Ni-Tơ trong hệ thống lọc

 

- Nitrat (NO3) trong điều kiện kỵ khí sẽ bị phá vỡ và giải phóng khí Nitơ (N2), tuy nhiên điều này lại khó xảy ra, phần lớn NO3 nằm trong cột nước sẽ không thể chuyển hóa thành N2, chỉ một phần nhỏ sẽ được chuyển hóa trong chất nền hoặc bộ lọc bị nghẽn nơi có điều kiện kị khí. Việc này là có ích đối với hồ thủy sinh vì NO3 là nguồn dinh dưỡng chính mà cây hấp thu, nếu hồ bạn quá nhiều cá tép, sản sinh ra  NO3 quá nhiều thì chỉ cần thay nước định kì là được. Nhưng nếu bạn không quá quan tâm đến cây thủy sinh mà lo lắng cho những chú cá tép của mình bị ảnh hưởng bởi nồng độ NO3 cao (mà không muốn phải thay nước định kì)  thì có 1 cách đơn giản để xử lý, đó là trong hệ thống lọc luôn có 1 miếng bông lọc bẩn, nơi dòng chảy sẽ bị nghẽn và yếu đi, hình thành môi trường để vi khuẩn kỵ khí phát triển, NO3 sẽ được chuyển hóa thành N2 khi nước đi qua miếng bông lọc bẩn này, tất nhiên vẫn phải duy trì những miếng bông lọc sạch để vi khuẩn hiếu khí phát triển.

    Lựa chọn hệ thống lọc cho hồ cá thủy sinh

- Tùy vào kích thước hồ mà bạn chọn bộ lọc cho phù hợp, đối với những hồ nhỏ kích thước 40cm đổ lại thì 1 chiếc lọc thác là đủ để xử lý nếu hồ không có quá nhiều cá, tốt hơn có thể là lọc treo HBL hoặc lọc thùng mini nếu bạn muốn tăng độ thẩm mỹ.

- Hồ kích thước 1m, 1m2, 1m5 hoặc hoặc lớn hơn lựa chọn tốt nhất có lẽ là lọc thùng với công suất máy bơm phù hợp với từng kích thước hồ, nếu hồ nhiều cá thì nên dùng hệ thống lọc tràn dưới với diện tích vật liệu lọc đủ lớn để xử lý hiệu quả. Đối với hồ lớn sử dụng lọc thùng nên sử dụng kèm theo 1 lọc phụ chỉ chứa bông lọc, lọc chính chứa sứ hoặc matrix, khi vệ sinh chỉ cần vệ sinh lọc phụ là được.

lọc phụ cho hồ thủy sinh                Lọc phụ cho hồ thủy sinh

 

   Bảo trì hệ thống lọc

 - Việc quan trọng là phải vệ sinh lọc định ki để hệ thống được hoạt động trơn tru, bạn chỉ cần giặt sơ qua bông lọc là được, không nên giặt quá kỹ vì sẽ làm hao hụt phần lớn vi sinh bám trong bông, chỉ cần loại bỏ phần lớn các tạp chất hữu cơ bám trên bông là được rồi, tốt nhất là nên giặt bằng nước của hồ để vi sinh không bị sốc mà chết đi. Đối với sứ lọc, matrix thì cũng vậy, chỉ cần rửa sơ qua nước là được, không nên rửa kỹ. Bạn cần vệ sinh hệ thống lọc khoảng 6 tháng 1 lần, có thể rút ngắn thời gian nếu hồ có nhiều cây, cá sẽ khiến lọc nhanh bẩn hơn.

 

 

Tham khảo những chia sẽ về lọc của Green Aqua (chọn phụ đề tiếng Việt để xem nhé)

 Đó là phần lớn những gì Thủy Sinh Dương Lâm muốn chia sẽ về hệ thống lọc trong hồ thủy sinh, còn vài vấn đề liên quan như dòng chảy trong hồ thủy sinh sẽ được chia sẽ ở bài viết khác, các bạn tìm đọc nha.

 

Hãy liên hệ Thủy sinh Dương Lâm để được tư vấn nhé !

bảo dưỡng hồ thủy sinh định kì

CÔNG TY TNHH THỦY SINH DƯƠNG LÂM

Địa chỉ showroom : 22/37/6 Đường Số 1, Khu Phố 5, P.Hiệp Bình Phước, Tp Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hotline : 0935.20.88.20 - 0981.999.241

Fanpage : Thủy Sinh Dương Lâm

 

 

Liên hệ

CÔNG TY TNHH THỦY SINH DƯƠNG LÂM

Địa chỉ : 22/37/6 Đường Số 1, Khu Phố 5, Phường Hiệp Bình Phước, Tp Thủ Đức, HCM
Hotline : 0935 20 88 20

Bản đồ

mess.png

zalo.png

call.png